Cách nuôi gà đá cựa sắt và những lưu ý về dinh dưỡng

Cách nuôi gà đá cựa sắt vẫn luôn là vấn đề mà phần lớn các sư kê quan tâm đặc biệt. Bởi khi chọn được gà cựa ưng ý rồi nhưng nó có khỏe hay không là phụ thuộc vào bước chăm sóc, huấn luyện. Vậy làm sao để tạo ra được 1 chiến thần tỏng mỗi trận đấu?

Cách nuôi gà đá cựa sắt với phương pháp siết cơ

Siết cơ cũng là một cách nuôi gà đá cựa sắt giúp gà tăng cường sức mạng, tốc độ, sự linh hoạt của gà. Phương pháp này sẽ giúp chiến kê bứt phá giới hạn và nhanh chóng chiến thắng.

Việc siết cơ cho gà mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp gà giảm mỡ thừa, tối ưu hóa trọng lượng để gà thi đấu trong hạng cân thích hợp, tạo cho gà lợi thế tốc độ và sức mạnh
  • Giúp gà tăng cường sức mạnh cơ bắp để tung đòn mạnh mẽ, uy lực, chính xác hơn
  • Gà sẽ di chuyển nhanh nhẹn hơn, tránh đòn tấn công của đối thủ hiệu quả hơn

Với việc siết cơ cho gà thì thời điểm thực hiện cũng rất quan trọng. Tốt nhất là nên siết cơ cho gà trước ngày thi đấu 1-2 tháng, đây là thời điểm tối ưu cho gà siết cơ.

Việc thực hiện đúng kỹ thuật siết cơ sẽ giúp cho chiến kê đạt được trạng thái tốt nhất, sẵn sàng chiến đấu.

Nuôi siết cơ tăng sức chiến đấu cho gà

Xem thêm: Đá gà nòi là gì?

Cách nuôi gà đá cựa sắt qua chế độ tập luyện

Xây dựng chế độ tập luyện cũng là một cách nuôi gà đá bo lớn hiệu quả. Giai đoạn tập luyện cũng là một giai đoạn khắc nghiệt hơn. Các bài tập mà người nuôi có thể tập cho gà như:

Tập cơ đùi

Bài luyện tập này sẽ giúp tăng cơ đùi, cẳng chân nhanh nhẹn hơn. Bạn có thể dùng các dụng cụ chạy lồng chuyên dụng để cho gà chạy vòng quanh lồng. Cứ cho gà chạy như vậy 15-20 phút rồi nghỉ và tiếp tục như vậy trong những ngày tiếp theo.

Tập cơ cánh

Tập cơ cánh sẽ giúp cho gà có thể bật cao, nhảy cao hơn cho gà nhiều lợi thế khi chiến đấu. Gà đá cựa sắt mà bật càng cao thì càng có lợi thế. Cách tập đơn giản chính là tung gà lên cao và cho chúng tự đập cánh đáp xuống. Khi gà đã quen dần hơn thì nên tăng cường độ và độ cao.

Tập vần hơi cho gà

Vần hơi

Vần hơi chính là bài tập giúp gà nhanh chóng sung mãn bởi tất cả các nhóm cơ được vận động hiệu quả. Mọi bộ phận trong cơ thể đều sẽ phải tham gia vận động mà không gây ảnh hưởng xấu cho gà.

Trước tiên, bịt mỏ, bịt cựa gà để tránh những tổn thương không mong muốn rồi vần hơi khoảng 10-15 phút/hồ. Cứ thực hiện duy trì 3-5 hồ là đạt hiệu quả. Sau mỗi lần làm vần hơi thì cho gà nghỉ thư giãn khoảng 3-4 ngày.

Vần đòn

Vần đòn là những bài tập cường độ cao, mạnh đòi hỏi nhiều thể lực. Khi tập vần đòn, bạn cũng nên bịt cựa gà lại, còn mỏ thì để tự do cho chúng giao đấu. Mỗi hồ vần đòn cũng khoảng 10-15 phút. Nhưng sau khi tập vần đòn thì cần cho gà nghỉ tới khoảng 1 tuần.

Xêm thêm: Đá gà thomo là gì?

Các loại thức ăn nên dùng cho gà đá cựa sắt

Bên cạnh cách nuôi gà đá cựa sắt, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho gà. Với một chiến kê thì dinh dưỡng điều độ, đủ chất là rất quan trọng. Cụ thể các loại thức ăn phù hợp như sau:

Lúa

Khi đã mua lúa về, hãy ngâm qua 1 lần khoảng 30 phút, chắt lấy nước rồi cho gà ăn. Nhưng vì lúa là thức ăn chính nên cần phải chọn kỹ một chút, cần chọn loại lúa tốt, tròn, nhặt kỹ, chắc hạt, loại bỏ đi hạt lép, những thứ cặn bẩn. Sau đó đãi lại bằng nước sạch, phơi khô rồi cho gà ăn.

Tuyệt đối không được ngâm lúa qua đêm vì nó sẽ gây nẩy mầm, chúng có chứa nhiều độc tố không tốt cho gà.

Rau xanh

Trong rau xanh có rất nhiều loại vitamin K, có thành phần giải độc hữu hiệu, cung cấp khoáng chất, nhiều nguyên tố vi lượng, giảm thân thiệt cho gà khi thời tiết nóng bức. Các loại rau thường dùng như: rau muống, giá, xà lách.

Lượng nước cho gà cũng cần phải chia thành 2 lần như khi ăn. Lượng nước buổi sáng cần nhiều hơn để sớm tiêu hóa thức ăn của ngày hôm trước. Buổi tối có thể cho lượng nước ít hơn, tránh tích nước cho gà.

Đảm bảo dinh dưỡng cho gà đá

Mồi

Ngoài thức ăn chính, bạn có thể cho gà ăn thêm một số loại mồi để bổ sung protein, đạm nhằm tăng hưng phấn, hồi phục sức khỏe cho gà. Ví dụ như: sâu Supper Worm, lươn con, thịt bò, tép, cá chép con, dế.

Chất đạm được dùng như một chất xúc tác để tăng cường cơ bắp, tăng lượng thịt và mỡ không cần thiết. Vì vậy không nên cho thức ăn như nhái, ếch bởi chúng có nhiều đạm. Gà cũng sẽ kém bền, dễ bị bở hơi khi ra đấu trường.

Phụ gia

Bạn có thể thêm vào một số chất phụ gia như:

  • Tỏi: sau bữa ăn cho gà ăn thêm 1 ít tỏi để tránh được chứng khó tiêu, giúp gà không bị gió.
  • Gừng: làm ấm cho gà mỗi khi trời mưa gió hoặc trong mùa đông, giã nhuyễn gừng cho gà trước khi gà vào chuồng để gà ngủ ngon.
  • Rượu: rượu vừa giúp làm ấm gà, vừa chống muỗi trong chuồng gà, cho gà có giấc ngủ ngon và không bị mất sức.
  • Trà: phết nước trà đặc lên da gà 2 lần mỗi ngày để phòng chống những căn bệnh như vảy mọng, nấm mốc, nang lườn… Nếu tắm cho gà hàng ngày bằng nước trà loãng cũng rất tốt cho gà.

Lưu ý về chỗ ở của gà đá cựa sắt

Khi thực hiện cách nuôi gà đá cựa sắt thì người nuôi cũng phải chú ý đến cách xây dựng chuồng cho gà. Để tiết kiệm chi phí thì có thể dùng tre nứa, vải bạt để làm chuồng, hoặc dùng lưới cá, bê tông. Nhưng xây chuồng bằng gạch ống và xi măng vẫn là phổ biến nhất.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Và khi làm chuồng, người nuôi cũng cần lưu tâm đến một số điều quan trọng như:

  • Có lưới chống muỗi
  • Chuồng đủ rộng rãi để cho gà nằm ngủ
  • Đảm bảo chuồng luôn được khô thoáng vào ban ngày, ban đêm kín gió
  • Vệ sinh chuồng thường xuyên, dọn dẹp phân tiêu, thay chất độn chuồng nhằm khử mùi hôi ít nhất 2 ngày/lần
  • Nên phun khử trùng tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần nhằm tạo môi trường cho gà phát triển khỏe mạng, hạn chế bệnh tật

Hãy lưu ý về những cách nuôi gà đá cựa sắt trên và chú trọng chế độ dinh dưỡng thật tốt để chiến kê của mình luôn khỏe mạnh trước mỗi trận đấu nhé.

Mục nhập này đã được đăng trong Đá Gà. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *